Phương pháp lấy bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm chẩn đoán vi rút gây bệnh
Dựa vào các triệu chứng, hội chứng lâm sàng ví dụ như hội chứng viêm não màng não cấp tính, hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng da liễu cấp tính, hội chứng sốt xuất huyết cấp tính, hội chứng ỉa chảy cấp tính, hội chứng vàng da cấp tính… mà các bác sĩ lâm sàng nghi ngờ mắc các bệnh nhiễm trùng do các căn nguyên nào đó, chỉ định thời điểm lấy mẫu và loại mẫu bệnh phẩm phù hợp cho chẩn đoán các căn nguyên gây bệnh.
Chất lượng mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển mẫu đóng vai trò quan trọng trong kết quả chẩn đoán phòng thí nghiệm các bệnh nhiễm trùng.
1. TRANG BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN
Tùy từng loại bệnh phẩm và mức độ nguy hiểm, mức độ lây của bệnh mà có các quy định bảo hộ cá nhân như khẩu trang (khẩu trang phẫu thuật, N95, N/P/R – 100), găng tay, quần, áo choàng, kính, tạp dề, mũ, ủng hoặc bao giày…
2. QUY TRÌNH THU THẬP, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU
Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều phải được mã hoá, ghi thông tin đầy đủ trên phiếu điều tra lấy mẫu, tối thiểu bao gồm các thông tin:
- Thông tin về hành chính: họ tên, tuổi, địa chỉ.
- Thông tin về bệnh, dịch tễ: ngày khởi bệnh, ngày vào viện, một số thông tin về tiền sử phơi nhiễm, một số triệu chứng hội chứng nếu cần thiết.
- Thông tin về mẫu bệnh phẩm: ngày thu thập mẫu, loại bệnh phẩm.
2.1. Mẫu dịch não tủy
Mẫu dịch não tủy do các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm lấy mẫu, dịch não tủy được hứng trực tiếp vào các ống nghiệm có nắp xoáy. Lấy ít nhất 0,5 ml dịch não tủy trong một ống nghiệm và thu thập 3 ống nghiệm riêng biệt.
Dịch não tủy được bảo quản 40C, vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Nếu trong vòng 24 giờ không thể vận chuyển đến phòng thí nghiệm, phải bảo quản dịch não tủy ở nhiệt độ âm sâu, tối thiểu là – 20oC, dịch não tủy dùng cho phân lập virus bảo quản tốt nhất – 800C, đá khô hoặc nitơ lỏng.
2.2. Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp
Tùy vào vị trí tổn thương, mẫu bệnh phẩm được lấy ở vị trí đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp dưới.
Bệnh phẩm đường hô hấp trên: dịch mũi, dịch hầu họng, dịch súc họng, dịch rửa mũi, dịch tỵ hầu, dịch mũi họng.
Bệnh phẩm đường hô hấp dưới: dịch phế quản, dịch phế nang.
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ
Môi truờng vận chuyển: có thể sử dụng một trong các môi trường MEM, DMEM, M199, các môi truờng này cho thêm kháng sinh penicillin, streptomicin và fungizon, môi trường được chia 2- 3 ml cho vào tuýp có nắp xoáy, bảo quản – 200C hoặc 40C trong vòng 4 tuần.
Dụng cụ lấy mẫu:
Dụng cụ lấy mẫu:
- Lọ, tuýp đựng mẫu có sẵn môi trường vận chuyển.
- Tăm ngoáy họng có đầu bằng polyester.
- Nước muối.
- Bộ lấy dịch tỵ hầu bằng chân không.
- Đè lưỡi
|
- Pipet chia mẫu.
- Hộp bảo quản mẫu.
- Bình tích lạnh.
- Quần áo bảo hộ.
- Phiếu điều tra.
- Bút viết kính.
- Đĩa Petri.
|
2.2.2. Lấy bệnh phẩm
Dịch mũi:
- Đặt bệnh nhân ngồi thoải mái, hơi ngửa cổ ra sau.
- Đưa tăm bông vào mũi theo một đường song song với vòm miệng.
- Giữ tại đó vài giây.
- Rút nhẹ nhàng xoáy tròn tăm bông trong quá trình rút ra.
- Sử dụng tăm bông khác để lấy mẫu mũi bên kia.
- Cho cả 2 tăm bông vào lọ đựng mẫu đã có sẵn môi trường vận chuyển.
|
- Bệnh nhân há miệng.
- Dùng đè lưỡi đè lưỡi xuống.
- Dùng tăm bông miết mạnh khu vực 2 amidan và vách phía sau vòm hầu họng.
- Tránh chạm vào lưỡi.
- Cho tăm bông vào tuýp đựng mẫu có môi trường vận chuyển.
|
- Nối dụng cụ lấy mẫu với hệ thống hút chân không (máy hút chân không hoặc quả bóng).
- Bệnh nhân ngồi hơi ngửa đầu.
- Đưa catheter vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu bằng đường nối mũi, tai.
- Bật máy hút chân không.
- Từ từ đưa catheter ra ngoài vừa đưa ra vừa xoáy.
- Tương tự như vậy với mũi bên kia, có thể sử dụng chung một catheter.
- Hút 3 ml dung dịch vận chuyển để rửa catheter, chia mẫu vào lọ đựng mẫu.
Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
* Lấy đờm dãi:
- Hướng dẫn bệnh nhân hít sâu, sau đó ho mạnh đờm dãi vào cốc đựng bệnh phẩm. Không lấy nước bọt và dịch mũi sau. Tốt nhất là lấy được khoảng 1 ml bệnh phẩm.
- Nếu không lấy được đờm, kích thích ho bằng phun mù dung dịch muối
ưu trương.
ưu trương.
- Dán nhãn ống nghiệm đựng bệnh phẩm.
- Điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu lấy bệnh phẩm.
* Dịch khí phế nang, phế quản:
Chỉ những người có kinh nghiệm mới được lấy bệnh phẩm này, có thể lấy dịch phế nang, phế quản qua ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản trong trường hợp bệnh nhân thở máy
2.2.3. Bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm đường hô hấp
Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp được bảo quản 40C chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Trong trường hợp mẫu bệnh phẩm nghi ngờ do các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm A H5N1... phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu nghi ngờ chứa các tác nhân gây bệnh nguy hiểm (mô tả ở phần đóng gói, bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm do tác nhân nguy hiểm).
2.3. Mẫu bệnh phẩm ở tổn thương ngoài da
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Nước muối sinh lý.
- Tăm bông vô trùng và môi trường vận chuyển.
- Lọ vô trùng có nắp xoáy.
- Kim chích hoặc kim tiêm.
- Lọ đựng mẫu bệnh phẩm nắp xoáy có miệng rộng (bệnh phẩm sinh thiết).
- Lam kính, hộp đựng lam kính.
2.3.2. Phương pháp lấy bệnh phẩm
Lấy dịch mụn nước:
- Dùng kim vô trùng chích thủng nốt phỏng.
- Dùng tăm bông vô trùng thấm dịch chảy ra từ nốt phỏng. Cố gắng lấy được càng nhiều dịch càng tốt.
- Lấy lam kinh sạch đã đánh dấu mã số bệnh phẩm, phết tăm bông vào vùng giữa của lam kính tạo thành một đường tròn bằng đồng xu. Mỗi mẫu làm hai lam kính là tốt nhất. Để khô lam kính tự nhiên.
- Cho tăm bông trực tiếp vào môi trường vận chuyển virus, bảo quản lạnh 4oC trong quá trình vận chuyển.
- Dán nhãn vào chai hay ống nghiệm đựng mẫu.
- Khi lam kính đã khô, đặt lam kính vào hộp đựng lam kính, vận chuyển ở nhiệt độ thường.
Mụn vảy:
- Nhẹ nhàng bóc lớp vảy bằng kim tiệt trùng hoặc mũi kéo hoặc panh kẹp.
- Cho khoảng 5- 10 vảy vào lọ nhựa có nắp xoáy.
- Dán nhãn lọ đựng mẫu.
- Bỏ kim chích, kéo vào hộp chứa có vỏ cứng. Không sử dụng kẹp đã sử dụng cho bệnh nhân khác.
Sinh thiết da:
Kỹ thuật này thường không áp dụng trong các vụ dịch. Khi cần thiết, kỹ thuật này phải được tiến hành bởi những người có kinh nghiệm.
2.4. Mẫu máu/huyết thanh
Bệnh phẩm máu có thể sử dụng cho phân lập tác nhân gây bệnh, huyết thanh có thể sử dụng làm các phản ứng phát hiện vật liệu di truyền (ví dụ: phản ứng PCR), phát hiện kháng thể, kháng nguyên.
Đối với các phản ứng huyết thanh học thì tốt nhất lên lấy mẫu máu kép, mẫu máu trong giai đoạn cấp tính (máu 1) được thu thập trong những ngày đầu của bệnh, mẫu máu 2 thu thập trong giai đoạn hồi phục, thường sau bốn tuần.
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Garo
- Tuýp chân không có sẵn EDTA
- Bông khô
- Kim lấy máu
- Hộp hủy kim
|
2.4.2. Lấy máu toàn phần: bắt buộc phải lấy máu tĩnh mạch
- Sử dụng bơm tiêm thông thường: garo tĩnh mạch cần lấy, sát trùng cồn, dùng bơm kim 5 – 10 ml để lấy máu, người lớn lấy từ 2 đến 10 ml máu, trẻ em lấy từ 2 đến 5 ml máu, còn trẻ sơ sinh lấy từ 0,5 đến 2 ml máu. Cho máu vào ống nghiệm đã có sẵn chất chống đông.
- Dùng hệ thống hút chân không: cắm kim lấy máu vào hệ thống nối với týp chân không. Đưa kim vào tĩnh mạch, khi kim đã hoàn toàn nằm trong lòng tĩnh mạch nhanh chóng cắm hệ thống nối với tuýp chân không đã có sẵn EDTA, lấy từ 5 – 10 ml máu.
2.4.3. Lấy huyết thanh
* Lấy máu tĩnh mạch:
Sau khi lấy máu tĩnh mạch, cho máu vào tuýp không có chất chống đông, để máu đông tự nhiên ở nhiệt độ thường khoảng 30 phút. Sau đó, chuyển mẫu vào tủ lạnh 4 – 8oC trong ít nhất 1 – 2 giờ để cục máu đông co lại (có thể giữ mẫu ở nhiệt độ này từ 48 – 72 giờ). Nếu không có máy ly tâm, nên để mẫu ở nhiệt độ này từ 4- 6 tiếng cho cục máu đông co lại hoàn toàn. Nếu có máy ly tâm, ly tâm mẫu máu ở tốc độ thấp 2.500 vòng/ phút/ 10 phút chắt huyết thanh.
* Lấy máu bằng ống mao dẫn
- Sát trùng cồn 700 vào đầu ngón tay, bóp nhẹ đầu ngón tay để cho máu dồn xuống.
- Dùng kim chích đầu ngón tay.
- Dùng ống mao dẫn đã đánh dấu sẵn mã hoá bệnh nhân đặt ngang để cho máu chảy dần vào ống mao dẫn .
- Để ống mao dẫn nằm ngang ở nhiệt độ phòng cho tạo cục máu đông, khi máu đã đônng dùng đèn cồn hàn kín hai đầu của ống mao dẫn.
- Cho ống mao dẫn vào ống nghiệm, bảo quản 4oC chuyển về phòng thí nghiệm.
* Lấy máu bằng giấy thấm:
- Sát trùng cồn 700 vào đầu ngón tay, bóp nhẹ đầu ngón tay để cho máu
dồn xuống.
dồn xuống.
- Dùng kim chích đầu ngón tay.
- Dùng giấy thấm đã đánh dấu sẵn mã hoá bệnh nhân thấm máu sao cho máu thấm đều 2 mặt của giấy thấm.
- Xếp giấy thấm theo phương thẳng đứng, để khô ở nhiệt độ thường, tránh để sát các giấy thấm với nhau. Sau khi giấy thấm khô, cho giấy vào tuýp hoặc 1 túi nilon riêng biệt, bảo quản 4oC chuyển về phòng thí nghiệm.
2.5. Mẫu phân
Trong xét nghiệm vi sinh vật, mẫu phân rất có giá trị trong chẩn đoán. Cố gắng thu thập mẫu phân càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện tiêu chảy (trong vòng 48 giờ đối với virus và 4 ngày đối với vi khuẩn), và chú ý thu thập mẫu phân trước khi dùng kháng sinh.
Nếu có thể, thu thập mẫu phân hai đến ba lần trong các ngày khác nhau. Mẫu phân rất có giá trị cho phân lập tác nhân gây tiêu chảy như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Đối với trẻ sơ sinh, có thể dùng tăm bông vô khuẩn đưa vào trực tràng để lấy phân. Nhưng nhìn chung, trong chẩn đoán virus người ta không dùng bệnh phẩm từ tăm bông trực tràng.
2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Lọ đựng mẫu có nắp xoáy sạch, khô và không thấm nước.
- Để vận chuyển mẫu bệnh phẩm lấy bằng tăm bông trực tràng cần dùng môi trường vận chuyển.
2.5.2. Phương pháp lấy mẫu
- Lấy khoảng 5 ml chất lỏng (khoảng 1 thìa cà phê) hoặc 5 gam chất rắn (bằng hạt lạc) cho vào tuýp đựng mẫu
- Dán nhãn lọ hoặc tuýp đựng bệnh phẩm cốc có đầy đủ tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân hoặc mã hoá của bệnh nhân.
* Cách lấy mẫu phân trực tràng bằng tăm bông ở trẻ sơ sinh:
- Tăm bông làm ẩm bằng nước muối sinh lý.
- Đưa tăm bông nhẹ nhàng qua cơ tròn vào đến trực tràng và xoay nhẹ.
- Kéo nhẹ tăm bông ra, chú ý kiểm tra chắc chắn có mẫu phân thấm vào đầu
tăm bông.
tăm bông.
- Cho tăm bông vào trong cốc đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển thích hợp.
- Bẻ phần que thừa, đậy chặt nắp, chú ý không làm que thừa chạm vào miệng lọ hoặc tuýp đựng bệnh phẩm
- Dán nhãn cốc đựng bệnh phẩm có đầy đủ tên tuổi, địa chỉ bệnh nhân.
2.5.3. Bảo quản và vận chuyển
Mẫu phân bảo quản ở 4- 8oC trong quá trình vận chuyển tới phòng thí nghiệm. Nên chuyển càng sớm càng tốt tới phòng thí nghiêm. Khi mẫu phân tới phòng thí nghiệm thì phải được xử lý ngay theo thường quy xét nghiệm của mỗi loại tác nhân gây bệnh.
2.6. Mẫu nước tiểu
2.6.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Cốc nhựa 50 ml tiệt trùng có nắp đậy.
- Tuýp đựng mẫu có nắp xoáy.
- Gạc hoặc giấy thấm.
- Xà phòng và nước sạch (hoặc nước muối).
2.6.2. Phương pháp lấy mẫu
Để tránh nhiễm trùng, nên rửa bộ phận sinh dục ngoài trước bằng xà phòng và nước sạch. Nếu không có xà phòng và nước sạch, có thể dùng nước muối thường. Lau khô bộ phận sinh dục bằng giấy thấm trước khi lấy nước tiểu.
Hướng dẫn bệnh nhân rõ ràng cách lấy nước tiểu giữa dòng bằng cách bỏ một ít nước tiểu ban đầu, hứng bãi nước tiểu ở giữa. Chú ý dặn bệnh nhân không được chạm tay, chân và bộ phận sinh dục ngoài vào mặt trong cốc.
Sau khi lấy được nước tiểu đậy chặt nắp, bệnh phẩm thu thập được phải dùng pipet để chuyển mẫu nước tiểu sang cốc đựng xét nghiệm càng sớm càng tốt, tránh nhiễm trùng. Dãn nhãn mẫu xét nghiệm đầy đủ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nam có thể dùng túi đựng nước tiểu để thu thập mẫu, sử dụng pipet chuyển mẫu nước tiểu thu thập được vào tuýp đựng mẫu.
2.6.3. Bảo quản và vận chuyển
Vận chuyển mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Không được làm đông băng mẫu nước tiểu, chỉ cần bảo quản ở 4- 8oC.
Chú ý: phải đảm bảo chắc chắn tuýp đựng mẫu bệnh phẩm không thấm nước và đậy chặt.
3. ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU BỆNH PHẨM TỪ BỆNH NHÂN NGHI NGỜ DO TÁC NHÂN GÂY BỆNH NGUY HIỂM
Nguyên tắc:
- Mẫu bệnh phẩm phải đựng trong tuýp có nắp xoáy, không dễ vỡ và không thấm nước.
- Mẫu bệnh phẩm phải được đóng gói ba lớp.
- Lớp thứ nhất phải là lớp không thấm nước.
- Sử dụng các chất liệu thấm nước để bao bọc bên ngoài ở tất cả các lớp.
- Mỗi hộp đựng mẫu để vận chuyển không quá 500ml.
Lớp trong cùng:
- Tuýp chứa bệnh phẩm phải được xoáy chặt nắp, dùng giấy parafin hoặc băng dính được làm bằng oxyd kẽm quấn quanh nắp.
- Bọc ra ngoài tuýp bệnh phẩm bằng một lớp giấy thấm.
- Một vài tuýp bệnh phẩm có thể để chung vào lớp hộp thứ hai.
Lớp thứ hai:
Lớp thứ hai là một hộp chứa không thấm nước, lót bên trong là lớp giấy thấm có khả năng thấm hút dung dịch từ mẫu bệnh phẩm trong trường hợp tuýp đựng bệnh phẩm bị rò.
- Hộp này cũng phải được đậy nắp chặt và quấn kín nắp như lớp trong cùng.
- Hộp thứ hai này cũng được bao ngoài bằng lớp giấy thấm.
- Có thể để một vài hộp lớp thứ hai chung vào hộp thứ ba.
Lớp ngoài cùng:
Lớp ngoài cùng có tác dụng bảo vệ lớp thứ hai khỏi các tác nhân từ bên ngoài như va chạm cơ học, nước trong quá trình vận chuyển.
- Lót bên trong hộp bằng giấy thấm ngăn cách lớp thứ hai và lớp ngoài cùng.
- Vặn chặt nắp hộp, dán kín.
Phương pháp đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển
4. BẢO QUẢN MẪU Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM
Các mẫu cần được lưu giữ trong điều kiện tốt và khoa học để thuận lợi cho việc lấy mẫu kiểm tra – mẫu được để thứ tự trong các hộp đựng mẫu có số thứ tự được ghi trên nắp hộp (có thể sử dụng hộp giấy hoặc hộp nhựa loại thiết kế cho 100 tube nhựa loại 1,5 ml hay 2 ml).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét