Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

[TIN HỮU ÍCH]: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐỤC MICRO 1000 IR TURBIDIMETER

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐỤC MICRO 1000 IR TURBIDIMETER, HÃNG SẢN XUẤT HF SCIENTIFIC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐỤC MICRO 1000 IR TURBIDIMETER, HÃNG SẢN XUẤT HF SCIENTIFIC

1. Đo độ đục mẫu nước:

1.1 Rửa sạch cuvette 3 lần với mẫu cần đo.

1.2 Đổ mẫu vào cuvette.

1.3 Đậy nắp cuvette, lau khô, sạch bề mặt và đáy cuvette.

1.4 Đưa cuvette vào giếng quang học và chỉnh ngay với hệ thống quang.

1.5 Đọc giá trị đo.

 

2. Hiệu chuẩn máy đo độ đục MICRO 1000 IR

2.1 Nhấn phím mũi tên ¯ cho đến khi ký tự CAL hiển thị. Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 0.02

2.2 Đặt dung dịch chuẩn 0.02 NTU, Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 1.75K

2.3 Đặt dung dịch chuẩn 1,750 NTU, Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 10.0K

2.4 Đặt dung dịch chuẩn 10,000 NTU phím ­, Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 100.0

2.5 Đặt dung dịch chuẩn 100 NTU, Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 10.00

2.6 Đặt dung dịch chuẩn 10 NTU, Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị Số 0.02

2.7 Đặt dung dịch chuẩn 0.02 NTU vào và chỉnh ngay với hệ thống quang. Nhấn phím ¿ Enter và đợi hiển thị END.

2.8 Hoàn tất quá trình hiệu chỉnh máy với phím ¿ Enter.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

[TIN HỮU ÍCH]: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEST NHANH KYORITSU


- Bước 1: Tháo dây ở đầu ra khỏi ống

- Bước 2: Dùng  tay nén ống lại cho khí bên trong thoát ra ngoài.

- Bước 3: Ngâm đầu ống có lỗ vào dung dịch mẫu cần kiểm tra và từ từ thả tay cho dung dịch mẫu tràn vào trong ống (khi đạt được nửa ống).

- Bước 4: Lắc chậm, nhẹ khoảng vài giây.

- Bước 5: Đọc kết quả (thời gian phản ứng có trong từng loại test)- so sánh màu trong ống với bảng màu chuẩn được cung cấp kèm theo bộ test. Lấy màu gần giống nhất để tính kết quả.

Hướng dẫn sử dụng: test nhanh cod, test nhanh h2o2, test nhanh niken, test nhanh sắt, test nhanh bạc, test nhanh đồng, test nhanh nước, test nhanh nước thải, test nhanh Crom, test nhanh amoni, test nhanh photpho, test nhanh formol,...


Công Ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV

Chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp phòng thí nghiệm hàng đầu tại VN
Phương châm hoạt động: "Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng"
"Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp" giải đáp, hỗ trợ khách hàng tận tình
Đảm bảo cung cấp
"sản phẩm chính hãng, chất lượng cao" cùng chính sách bảo hành miễn phí

Địa chỉ: 1122/26 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Email: Sale@htvsci.com                                         Hotline: 028 6685 1358
Facebook: Công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật HTV        Websitehttps://htvlab.com/

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

HƯỚNG DẪN PHA CÁC LOẠI HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

 Theo Quyết định 34//QĐ-BYT ngày 07/02/2020 về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV)).

Sử dụng các hóa chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch:

- Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải đưa vào clo hoạt tính.

- Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.

- Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Lượng hóa chất (gam) =

Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít

 x 1000

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*

* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

* Ví dụ:

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/25) x 1000 = 200 gam.

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/70 ) x 1000 = 72 gam.

- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/60) x 1000 = 84 gam.

Bảng 1: Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch.

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính

Ghi

chú

0,25%

0,5%

1,25%

2,5%

Cloramin B 25%

100g

200g

500g

1000g

 

Canxi HypoCloride (70%)

36g

72g

180g

360g

 

Bột Natri dichloroisocianurate (60%)

42g

84g

210g

420g

 

Cách pha:

- Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.

- Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

Khử trùng trong bệnh viện và ổ dịch:

Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng ổ dịch nói chung. Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó.

- Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng lại bằng nước sạch).

- Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v.

- Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài. Bổ sung dung dịch khử trùng chứa clo nồng độ 0,5% vào thảm chùi chân và giầy dép cứ 4 tiếng 1 lần.

- Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.

- Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1-2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.

- Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

- Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

- Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi... tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2.

- Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

- Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

Lưu ý:

- Các hợp chất có chứa clo chỉ có tác dụng diệt trùng khi được hòa tan trong nước thành dạng dung dịch (lúc này các hóa chất chứa clo mới giải phóng ra clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng), do vậy tuyệt đối không sử dụng các hợp chất có chứa clo ở dạng bột nguyên chất để xử lý diệt trùng.

- Các dung dịch có chứa clo sẽ giảm tác dụng theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất là chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Nếu chưa sử dụng hết trong ngày thì phải đậy kín, tránh ánh sáng và có kế hoạch sử dụng sớm nhất.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

[NEWS]: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤT NƯỚC 1 LẦN LPH-4

LASANY, Ấn Độ.

- Công suất: 4 lít/giờ

- Nước cung cấp: 1 lít/phút, áp suất 3 - 100p.s.i (20-700kPa)

Cách lắp ráp:

 

Lấy tất cả phụ kiện ra khỏi thùng

Kiểm tra phụ kiện

  1. bộ dây (dây silicon từ bình ngưng tụ xuống phễu của bình đun, dây nhựa lớn để thoát nước, đầu ren nối vào bình ngưng tụ để cấp nước vào)
  2. ron cao su, ron đệm nhựa, đai sắt, 03 ốc.
  3. bộ điện trở đun
  4. bình đun
  5. bình ngĐưa ron cao su vào thanh điện trở đun, xắp sếp vị trí cho các lỗ ốc trùng khớp.
  6. Lắp ron đệm nhựa và đai sắt vào bình đun

  1. Chèn đai nhựa vào trong đai sắt, sao cho vòng khít vào nhau

  1. Sau đó đặt bình đun lên trên thanh điện trở đun

lấy 3 con ốc tra vào lỗ trên đai sắt.

  1. Sau khi đã điều chỉnh vị trí lỗ ốc và ốc đã thẳng hàng. Vặn bằng tay thật đều 3 đầu ốc, vừa vặn vừa ngắm giữ bình đun, sao cho thanh điệm trở song song với vỏ bình đun (đầu của thanh điện trở không bị xéo), dây điện đối xứng với ống thoát hơi.

Sau đó dùng khóa vặn chặt từng đầu ốc một

Ghi chú: siết chặt từng đầu ốc và siết thật đều, không vặn quá chặt có thể bể thủy tinh.

  1. Lắp bình đun có điện trở lên giá đỡ, luồn dây điện vào lỗ tròn trên giá đỡ
  2. Canh vị trí bình đun đối xúng trên giá đỡ

  1. Gắn hai đai inox để giữ bình đun vào giá đỡ

  1. Lấy bình ngưng tụ lắp vào bình đun, quay vòi nước cất chảy ra phía ngoài

Chú ý: khi lắp vào phải xem hai ron cao su đỏ có để đúng vị trí trên ống thoát hơi của bình đun

  1. Sau đó gắn ống dây nối từ bình ngưng tụ vào phễu của bình đun
  2. Gắn ống cấp nước vào ngõ dưới của bình ngưng tụ.

Mở khóa nước cấp. Nước lạnh chảy vào ống ruột gà sau đó sẽ thoát xuống phễu của bình đun.

Khóa stopcock màu đen

Nước cất một lần chảy ra

Nước sẽ chảy vào bình đun (hai bình thông nhau), chờ nước ngập hoàn toàn qua thanh điện trở. Điều chỉnh lại lưu lượng nước. Bật CB cấp nguồn cho điện trở đun. Nước đun sôi bốc hơi và ngựng tụ.

 

Những điều cần nhớ:

  1. Kiểm tra mực nước luôn ngập qua thanh đốt mới mở nguồn điện, mở khóa nước điều chỉnh lưu lượng nước vào.
  2. Nếu bị quá nhiệt , ngắt CB, chờ máy nguội (lúc này vẫn cho nước chảy vào bình đun bình thường),  sau đó mở CB cấp nguồn cho điện trở đun.
  3. Sau khi sử dụng một thời gian, bình đun và thanh điện trở sẽ bị bám cặn.
  4. Xả nước trong bình đun bằng cách mở khóa Stopcock (vặn ngược chiều kim đồng hồ). Sau đó khóa lại (theo chiều kim đồng hồ)
  5.  Pha dung dịch acid formit nồng độ 1%~10%, tùy thuộc vào độ bám cặn. Pha khoản 1 lít acid 5% + nước cho ngậm qua thanh điện trở, sau đó đổ vào phễu thủy tinh ngâm cho acid làm bong tróc cặn. Thời gian ngâm  tùy thuộc vào độ bám cặn, nếu ngâm acid nhiều thủy tinh sẽ bị ăn mòn nhanh.
  6. Sau khi ngâm xong, xả hết nước +acid ra, vở vòi nước, cấp nước vào, xúc rửa vài lấn.
  7. Vận hành máy cất nước sau mỗi lần súc rửa. Nước cất chảy ra  trong 30 phút đầu sẽ bỏ (còn acid). Sau đó mới có thể sử dụng nước cất này.